Điện trung thế, điện hạ thế và điện cao thế có điểm gì khác nhau?

Mạng lưới điện được chia ra thành các cấp bao gồm đường điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế. Vậy các cấp điện áp này có điểm gì khác nhau?

Phân loại các cấp điện áp

Tại mỗi quốc gia sẽ có kiểu quy ước về các cấp điện áp khác nhau. Tại Việt Nam, các cấp điện được quy ước bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bao gồm có điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế. Làm thế nào để phân biệt 3 cấp điện thế này? Cùng theo dõi bài viết sau của EVI để có câu trả lời nhé!

Điện hạ thế là gì?

Phân loại các cấp điện áp - điện hạ thế
Phân loại các cấp điện áp – điện hạ thế

Điện hạ thế là đường điện có định mức từ 220V – 380V.

Cáp sử dụng cho bộ nguồn này là cáp chống xoắn đôi ACB gồm 4 sợi cáp bện lại với nhau. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng 4 sợi cáp rời mắc vào sứ treo hoặc cột điện. Cột điện thường là cột bê tông vuông hoặc cột bê tông ly tâm có chiều cao khoảng 5-8m.

Cấp điện áp này được dùng trong sinh hoạt gia đình. Bên ngoài đường dây hạ áp luôn được bọc một lớp vỏ cách điện. Điện hạ thế sẽ không xảy ra hiện tượng phóng điện, tuy nhiên vẫn rất nguy hiểm nếu chúng ta chạm trực tiếp vào phần kim loại dẫn điện của dây.

Điện trung thế là gì?

Phân loại các cấp điện áp - điện trung thế
Phân loại các cấp điện áp – điện trung thế

Điện trung thế là loại dây điện có cấp điện áp đạt mức 15kV (15.000V). 

Đường dây trung thế có thể được quấn bằng dây hoặc để trần trên cột cách điện. Do trung thế có mức điện áp khá cao, có thể phóng điện gây nguy hiểm cho người và vật tiếp xúc với phạm vi vượt quá mức an toàn (dưới 0,7m) nên nguồn điện này được treo trên cột bê tông ly tâm cách mặt đất 9-12m.

Điện cao thế là gì?

Phân loại các cấp điện áp - điện cao thế
Phân loại các cấp điện áp – điện cao thế

Điện cao thế là các đường dây điện thuộc cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV.

Nguồn điện này sở hữu hiệu điện thế rất cao, có thể phóng điện gây nguy hiểm cho các vật thể tiếp cận khi vượt qua khoảng cách an toàn. Nguồn điện cao áp tỏa nhiệt lượng rất lớn nên đường dây điện nối với nguồn điện này hoàn toàn là dây dẫn trần treo trên dây sứ cách điện. Cột điện cao thế là cột ly tâm, cột sắt và thường cao trên 18m.

Quy định về khoảng cách an toàn các cấp điện áp

Tập đoàn điện lực Việt Nam quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu đối với điện hạ thế, điện trung thế, điện cao thế:

  • Khoảng cách an toàn của từng kV điện hạ thế là: 0,3m
  • Khoảng cách an toàn của từng kV điện trung thế1kV-15kV 0,7m; 15kV-35kV 1,00m; 35kV-110kV 1,5m
  • Khoảng cách an toàn của từng kV điện cao thế: 110kV dưới 1, 5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m.

Các lưu ý khi sử dụng điện 

Điện ngoài mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho cuộc sống con người thì nó cũng mang những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi sử dụng điện, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh những tai nạn đáng tiếc:
  • Lựa chọn thiết bị điện an toàn.
  • Lắp đặt các thiết bị điện đúng cách.
  • Các nguồn điện phải được giữ ở khoảng cách an toàn.
  • Nên lắp đặt cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện ở nơi khô ráo.
  • Không đến gần những nơi có điện thế nguy hiểm.
  • Không vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị điện.
  • Không chạm vào các thiết bị điện khi tay ướt.
  • Nên ngắt nguồn điện ngay lập tức nếu xảy ra lũ lụt hoặc sét đánh để tránh gây ra hỏa hoạn hoặc điện giật.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các cấp điện áp của mạng lưới điện Việt Nam. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu các sản phẩm điện trung và hạ thế chính hãng, uy tín với giá cả ưu đãi . Đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0917.706.339 hoặc để thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian ngắn nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0917706339