Contactor là gì? Cấu tạo và ứng dụng như thế nào trong đời sống?

Contactor đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện giúp điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ điện… bằng nút bấm, điều khiển từ xa hoặc hệ thống tự động. Để hiểu rõ hơn về Contactor là gì? Cũng như cấu tạo và ứng dụng của thiết bị này ra sao. Cùng theo dõi bài viết sau của EVI nhé!

Contactor là gì?

Contactor là gì?
Contactor là gì?

Contactor, khởi động từ hay công tắc điều khiển là một loại thiết bị điện công nghiệp được sản xuất với mục đích đóng, ngắt các tiếp điểm, tạo sự liên kết giữa các thiết bị thông qua các nút nhấn. Việc sử dụng Contactor có thể điều khiển từ xa các tải có dòng điện 600A và điện áp lên tới 500V.

Cấu tạo của Contactor

Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:

Nam châm điện

Bao gồm các chi tiết: Cuộn dây dùng để tạo lực hút nam châm; Lõi sắt; Lò xo có tác dụng đẩy nắp về vị trí ban đầu.

Hệ thống dập hồ quang điện

Khi contactor chuyển mạch sẽ xuất hiện hồ quang điện và dần dần các tiếp điểm sẽ bị mòn hoặc cháy. Từ đó hệ thống chữa cháy hồ quang điện được hình thành. Nó gồm nhiều vách ngăn bằng kim loại, đặt cạnh hai điểm tiếp xúc tiếp xúc với nhau nhằm giảm khả năng tiếp xúc bị cháy và mài mòn.

Hệ thống các tiếp điểm của khởi động từ

Tiếp điểm của contactor được chia thành 2 loại theo khả năng dẫn tải qua các tiếp điểm:

  • Tiếp điểm chính: Là tiếp điểm thường hở, đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc tơ trong tủ điện làm mạch từ hút lại. Tiếp điểm chính cho dòng điện có giá trị lớn đi qua từ 10A đến 1600A hay 2250A.
  • Tiếp điểm phụ: Có 2 trạng thái: thường đóng và thường mở. Các tiếp điểm này cho phép dòng điện nhỏ chạy qua có giá trị từ 1A đến 5A .

Trạng thái hoạt động: Tiếp điểm thường đóng (là loại tiếp điểm ở trạng thái kín mạch khi cuộn dây nam châm trong công tắc tơ ở trạng thái nghỉ không có điện). Tiếp điểm thường mở (là tiếp điểm ở trạng thái hở mạch khi cuộn dây nam châm trong công tắc tơ ở trạng thái nghỉ không có điện).

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp đặt trong mạch điện động, còn các tiếp điểm phụ sẽ được lắp đặt trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ 

Contactor có nguyên lý hoạt động như sau: Khi cấp nguồn vào mạch điều khiển tương ứng với một giá trị điện áp định mức của công tắc tơ vào hai đầu cuộn dây quấn trên lõi từ cố định trước, lực từ sinh ra sẽ hút lõi từ di động.  Từ đó tạo thành một mạch từ kín (lực từ lúc này sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Công tắc tơ sẽ bắt đầu trạng thái hoạt động.

Nhờ hệ thống tiếp điểm và khóa liên động cơ khí giữa lõi từ di động nên tiếp điểm chính sẽ đóng lại và tiếp điểm phụ sẽ thay đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở và nếu thường mở sẽ đóng). Trạng thái này sẽ được duy trì sau đó. Khi nguồn điện ngừng cấp điện cho cuộn dây, contactor sẽ ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái hoạt động ban đầu.

Nguyên lý hoạt động của contactor
Nguyên lý hoạt động của contactor

Phân loại contactor:

Có nhiều cách phân loại contactor.

  • Nguyên lý truyền động : Ta có contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực … Thường thì ta gặp contactor kiểu điện từ.
  • Theo dạng dòng điện : Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.

Chức năng của công tắc tơ

Contactor hoạt động giống như các công tắc thông thường, sử dụng ON-OFF để điều khiển các thiết bị trong hệ thống điện.

Hỗ trợ đóng mở an toàn các mạch điện, bảo vệ hệ thống điện trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất.

Điều khiển thiết bị từ xa nên công tắc tơ thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp đặc biệt là các tủ điện lớn.

Ứng dụng của contactor trong đời sống

Contactor là thiết bị điều khiển để đóng mở nguồn điện cho các thiết bị nên được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống điện:

  • Trong công nghiệp, được dùng để điều khiển hoạt động của động cơ hoặc các thiết bị điện nhằm vận hành an toàn. Đây là giải pháp tự động hóa sử dụng phương pháp cơ điện.
  • Trong ngành công nghiệp tự động hóa ngày nay, những công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi sự can thiệp của bộ vi xử lý nên các phương pháp cơ điện tử ra đời nhằm đáp ứng các quy trình sản xuất tiên tiến.
  • Công tắc tơ còn được ứng dụng trong ngành điện công nghiệp và dân dụng: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp….

Nên lựa chọn contactor nào?

Nên lựa chọn contactor nào?
Nên lựa chọn contactor nào?

ABB là một trong những thương hiệu hàng đầu về thiết bị công nghiệp và dân dụng. Có mặt trên thị trường hơn 130 năm tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, thiết bị công tắc tơ của ABB luôn nhận được sự tin tưởng từ đông đảo khách hàng.

  • Đạt tiêu chuẩn IP20, đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60947-4-1
  • Đầy đủ chứng từ sản phẩm
  • Độ bền cơ học 10 triệu lần đóng cắt, giảm lượng tiêu thụ năng lượng

Hy vọng nhưng thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về contactor cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Để lựa chọn được nhà cung cấp contactor chất lượng, sản phẩm điện uy tín, Quý khách hàng có thể tham khảo tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại EVI – nhà phân phối chính thức của ABB tại thị trường Việt Nam.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0917706339