Bảo trì hệ thống điện giúp hạn chế tối đa các sự cố về điện, đồng thời tiết kiệm điện hiệu quả, từ đó có thể gia tăng năng suất hoạt động và lợi nhuận. Ngoài ra, công tác bảo trì còn mang lại lợi ích bền vững về an toàn và sức khỏe, bảo vệ môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm chi phí vận hành.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong bảo trì và sửa chữa hệ thống điện, chúng tôi luôn tự hào cung cấp các giải pháp vượt trội về bảo trì phòng ngừa và bảo trì khắc phục, mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng khi đến với EVI.
Tổng hợp bài viết
Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện
Bước 1: Kiếm tra tổng quát
- Tiến hành kiểm tra cũng như ghi chép lại các thông số cụ thể: dòng điện từng pha, điện áp từng pha, hệ số công suất, tần số dòng điện để đối chiếu với các thông số cũ từ ngày hôm trước.
Bước 2: Kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra bên ngoài; các thiết bị ở trong tủ điện; điện áp; dòng điện của mỗi pha; đo kiểm dòng điện theo các pha; đo điện áp theo thứ tự của pha.
- Kiểm tra bên trong và ngoài của tủ điện phân phối theo các tầng hoặc từng phòng, đo điện áp cũng như dòng điện làm việc, kiểm tra cả đèn chỉ báo cũng như hệ thống chỉ thị trên mặt tủ điện.
- Kiểm tra công suất tiêu thụ điện và so sánh với kết quả đo nhằm xác định được lượng điện hao hụt.
- Đo kiểm và căn chỉnh dòng điện làm việc tương ứng với công suất của các thiết bị điện theo như tủ phân phối, tủ điều khiển…
- Điều chỉnh tải tiêu thụ của các pha nhằm đạt sự cân bằng dòng điện của các pha.
- Kiểm tra đấu nối của những thiết bị trong tủ phân phối.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh lại đồng hồ đo đếm.
- Vệ sinh tủ điện cũng như các thiết bị khác trong tủ điện.
- Ghi chép các thông để theo dõi.
Bước 3: Tiến hành bảo trì hệ thống điện
- Thay thế các thiết bị điện như aptomat, cầu dao…có hiện tượng bị hư hỏng bằng các thiết bị mới đảm bảo, chính hãng.
- Thay thế các dân dẫn điện bị hư hỏng, chất lượng không đảm bảo bằng những loại dây dẫn cao cấp hơn.
- Thiết kế, lắp đặt các thiết bị bảo vệ theo đúng quy cách và đúng cho từng công suất tiêu thụ điện.
- Kiểm tra các mối nối, điểm tiếp xúc của thiết bị theo quy cách an toàn kỹ thuật.
- Đo kiểm và theo dõi tình trạng của từng thiết bị.
- Ghi chú theo các giai đoạn bảo trì.